Current ratio là gì? Những điều cần biết về Current ratio cho doanh nghiệp

Current ratio là một cụm từ khá quen thuộc với các doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với nhiều người thì thì đây là một cụm từ khá xa lạ. Vậy cụ thể current ratio là gì? Công thức tính và ý nghĩa của nó trong các doanh nghiệp là gì? Hãy tìm hiểu tất cả thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

Current ratio là gì
Current ratio trong doanh nghiệp

Current ratio là gì?

Current ratio được hiểu là chỉ số đo lường khả năng của doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng tất cả các khoản tài chính ngắn hạn. Hiểu theo một cách khác, công ty có chỉ số này ở mức 2 hoặc mức 3 là ở mức độ tốt. Chỉ số Current ratio càng thấp thì chứng minh doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn trong việc thanh toán tài chính của doanh nghiệp mình. Nhưng nếu chỉ số thanh toán hiện hành cao quá cũng là chỉ số luôn không an toàn. Bởi vậy, các chỉ số này ở mức độ trung bình là tốt nhất. Nếu chỉ số cao quá có thể dễ dàng nhận thấy tài sản của doanh nghiệp đang trong tình trạng “tài sản lưu động” quá nhiều, doanh nghiệp sẽ treo công nợ, và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của Current ratio

Chỉ số Current ratio cho biết khả năng tài chính ngắn hạn như hàng tồn kho, tiền mặt hay các khoản công nợ treo cần thu hồi để hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Tỉ số càng cao thì chứng minh doanh nghiệp có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ. Tỉ số hiện hành bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hiện tại công ty đang gặp khó khăn, và có thể tiêu cực trong việc thanh toán các khoản thanh toán tài chính. Khả năng cao là không thanh toán được các khoản nợ khi đến hạn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì còn có rất nhiều các để huy động thêm vốn. Vậy nên, việc kinh doanh của doanh nghiệp không thể dựa vào chỉ số này mà đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp.

Công thức tính Current ratio

Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

Trong đó:

  • Chỉ số thanh toán hiện hành là hệ số còn lại sau khi đã trừ đi các khoản cần phải thanh toán của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán hoặc đáo hạn của doanh nghiệp.
  • Tài sản lưu động là khoản tài chính lưu động, hoặc đầu tư kinh doanh các lĩnh vực khác hoặc các khoản công nợ đang treo chưa được thanh toán cho doanh nghiệp.
  • Nợ ngắn hạn là khoản cần phải thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp qua từng thời điểm.

Hay nói cách khác : Current Ratio = Tài sản hiện tại : Các khoản phải trả hiện tại

Công thức tính current ratio
Công thức tính current ratio

Thông qua chỉ số này bạn có thể hình dung ra chu kì hoạt động, và tình hình kinh doanh của công ty xem đang ở tình trạng như thế nào, có thể biến sản phẩm, mặt hàng thành tiền mặt hay không? Trường hợp công ty hoặc doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi các khoản phải thu chưa được hoặc thời gian thu hồi bị đình trệ kéo dài. Lúc này công ty hoặc doanh nghiệp rất dễ gặp phải các khó khăn về tài chính bởi các khoản thanh toán đang bị treo.

Hệ số Current ratio và tính chu kì của hoạt động kinh doanh

Trong thực tế, tỉ lệ Current ratio biểu hiện chu kỳ hoạt động của Doanh nghiệp mà có thể chẳng ai nói cho bạn cả. Hệ số phản ánh mức độ chuyển đổi các mặt hàng, sản phẩm thành tiền mặt cho doanh nghiệp sử dụng. Doanh nghiệp sẽ rất ổn định khi rõ ràng các khoản thu chi và hàng tồn kho, không để quá hạn quá lâu.

Thông qua đây cũng gửi tới bạn đọc kinh nghiệm để phát triển doanh nghiệp của mình bằng cách hãy nghiên cứu thêm thời gian thu hồi vốn lưu động cho doanh nghiệp. Đây là một trong những vấn đề khá quan trọng cho doanh nghiệp của bạn. Liệu bạn có thể thu hồi vốn lưu động trước hạn phải thanh toán nợ hay không?

Đọc đến đây, chắc chắn các bạn đã hiểu chỉ số Current ratio là gì rồi đúng không? Không phải chỉ số càng lớn là doanh nghiệp càng mạnh.  Đừng nên nhìn mọi thứ qua bề nổi mà nên tìm hiểu kĩ cốt lõi của vấn đề bạn gặp phải. Chúc những ai kinh doanh thành công!

>> Current ratioEBIT là gì? EBITDA là gì? Những điều cần biết về EBIT và EBITDA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *