CIC là gì? Những điều cần biết về CIC

CIC là một nơi cung cấp thông tin tài chính quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty mà rất nhiều nhà quản trị quan tâm. Đã có rất nhiều nhà quản trị đặt câu hỏi rằng liệu công ty của mình có bị nợ xấu hay không, CIC là gì hay những vấn đề liên quan đến CIC khác. Bài viết sau đây của Cầm Đồ Anh Hiển sẽ giúp bạn trả lời một số câu hỏi thường gặp nhất liên quan đến CIC.

cic la gi
CIC là gì?

CIC là thuật ngữ viết tắt của Credit Information Center, hay còn được gọi là Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC chính là một hệ thống quan trọng của ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ thu nhận, phân tích, xử lý, lưu trữ và dự báo các thông tin tín dụng hữu ích giúp cho nhà nước có thể quản lý tốt hơn những vấn đề liên quan đến tài chính quốc gia như nợ xấu, nợ khó đòi,…

Cách thức hoạt động của hệ thống CIC như thế nào?

Đối với bất cứ khách hàng nào có khoản vay tín dụng như vay kinh doanh, vay thế chấp, vay tiêu dùng cá nhân, vay mua nhà trả góp, vay mua ô tô…  đều được cập nhật thông tin lên hệ thống CIC dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó, khi khách hàng có nhu cầu vay tiếp theo, họ sẽ được CIC kiểm tra thông tin về các khoản nợ hiện tại có đảm bảo không, thời gian vay trước kia, khả năng chi trả… để quyết định xem có được vay những khoản tiếp theo hay không.

Trên thực tế, có khá nhiều người lo ngại về hệ thống thông tin tín dụng CIC khi nó được ví như một cuốn sổ đen để ghi chép những khách hàng, những doanh nghiệp có nợ xấu. Khi có được thông tin rồi CIC sẽ xếp hạng họ theo thứ tự các nhóm nợ để xác định các đối tượng có đủ khả năng đi vay và cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước để dễ dàng quản lý.

Tại CIC lưu trữ rất nhiều thông tin chi tiết của khách hàng như mục đích vay nợ, số tiền nợ, quá trình trả nợ, tình hình hiện tại các khoản nợ hay những tài sản đã thế chấp để vay nợ… Những thông tin này làm cơ sở để sắp xếp khách hàng vào các nhóm nợ từ nhóm 1 là dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn đến nhóm 5 dư nợ cho vay có khả năng mất vốn (nợ xấu). Khi số thứ tự trên bảng xếp hạng càng lớn thì khả năng vay vốn sẽ càng giảm và trường hợp xấu nhất có thể là bị từ chối cho vay vốn.

Lợi ích của kiểm tra CIC

Kiểm tra thông tin tín dụng cho khách hàng biết được tình hình tài chính hiện tại của khách hàng như tình hình nợ hiện tại, lịch sử nợ xấu, danh sách các tổ chức tín dụng cho vay, số tài sản hiện có… Những thông tin này sẽ được kiểm tra một cách nhanh chóng, an toàn và bảo mật tuyệt đối mà chỉ cần thủ tục đơn giản.

Khi kiểm tra CIC khách hàng sẽ được kiểm tra các khoản nợ xấu hiện tại. biết được tình hình nợ vay hiện tại tại các ngân hàng. Sau đó khách hàng sẽ được tư vấn để giải quyết các khoản nợ xấu, các khoản nợ hay những thủ tục để vay vốn ngân hàng lãi suất thấp một cách cụ thể.

kiểm tra cic

Phí CIC là gì?

Phí CIC là một ít chi phí phải trả khi muốn kiểm tra thông tin tín dụng qua hệ thống CIC này. Chi phí này không quá cao và chỉ nhằm mục đích để duy trì vận hành hệ thống nên khách hàng dù là cá nhân hay tổ chức đều có thể thoải mái kiểm tra những thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình.

Nơi kiểm tra nợ xấu CIC

Khách hàng sẽ bị CIC xếp vào nhóm nợ xấu nếu như thanh toán chậm hoặc không thanh toán nợ trong nhiều tháng liền, có nguy cơ bị thế chấp tài sản nếu không có đủ khả năng thanh toán, bị vướng vào một số vụ kiện liên quan đến tài chính… Do đó, kiểm tra nợ xấu là rất cần thiết để nâng cao uy tín, tăng cơ hội vay vốn thành công.

Hiện nay tại Việt Nam có 2 nơi duy nhất cung cấp thông tin CIC cho khách hàng là ngân hàng nơi bạn thực hiện giao dịch vay vốn và trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (được đặt tại ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

Trên đây camdoanhhien.com vừa trình bày những thông tin khá chi tiết mà chúng tôi chia sẻ cho bạn về tổ chức CIC. Hy vọng bạn đã có kiến thức nhất định về tài chính.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *