Hiện nay, thẻ tín dụng chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Nhiều người có thể đặt câu hỏi thẻ tín dụng là gì? Cách dùng thẻ tín dụng ra sao? Hay điều kiện để mở thẻ tín dụng như thế nào? Ở bài viết này CẦM ĐỒ ANH HIỂN sẽ giải đáp các câu hỏi này nhé!
Thẻ tín dụng là gì? Cách sử dụng thẻ tín dụng ra sao?
Thẻ tín dụng là một hình thức vay vốn của ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân (hay nói cách khác là dùng để thanh toán). Người mua hàng sẽ không cần phải trả tiền mặt khi mua hàng, mà ngân hàng sẽ thanh toán số tiền mua hàng đó cho khách hàng. Sau đó, thì chủ thẻ tín dụng sẽ thanh toán lại số tiền đó cho bên ngân hàng và chủ thẻ tín dụng cũng có thể “trả dần” số tiền mà ngân hàng đã thanh toán trước đó cho ngân hàng. Nhưng chủ thẻ vẫn phải thanh toán toàn bộ số tiền in sao kê giao dịch hàng tháng cho ngân hàng. Và chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu cho ngân hàng trước ngày đáo hạn ghi trên thẻ.
Thẻ tín dụng hiện tại đang được phân chia làm 2 loại:
- Thẻ nội địa: chỉ có thể thanh toán các giao dịch trong nước
- Thẻ quốc tế: Liên kết với thẻ visa để thanh toán trong nước và ngoài nước.
Hình thức thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng được phát hành bởi các ngân hàng địa phương hoặc các tổ chức tín dụng. Ngày xưa, thẻ tín dụng được làm bằng giấy cứng, có nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau tùy từng đơn vị tín dụng. Chức năng sử dụng thẻ cũng chỉ được sử dụng trong 1 khu vực giới hạn nhất định. Nhưng ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học và mạng lưới công nghệ thông tin nhanh chóng cùng với mục đích sử dụng của khách hàng. Thẻ tín dụng ngày nay được thiết kế theo form chuẩn ISO 7810 của nhà nước ban hành.
Thẻ tín dụng có thể sử dụng được sau khi ngân hàng xác nhận chủ thẻ và phát hành thẻ. Chủ thẻ tín dụng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ nếu muốn.
Cách dùng thẻ tín dụng
Hiện nay, thẻ tín dụng đang được sử dụng rất phổ biến. Nhưng đôi khi, việc không hiểu rõ bản chất của thẻ tín dụng sẽ dẫn đến nhiều sai lầm khi sử dụng thẻ và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Ưu điểm của thẻ tín dụng:
- Bạn cảm thấy an tâm khi có một hạn mức thanh toán trong thẻ mà không cần mang theo tiền mặt.
- Bạn được ngân hàng ưu đãi trả gốc không mất lãi suất trong 40-45 ngày. Sau thời gian này bạn có thể chọn hình thức trả hết hoặc “trả dần”.
- Bạn toán nhanh chóng và tiện lợi tất cả các hóa đơn dịch vụ mua hàng.
- Ưu đãi rất lớn khi mua hàng tại các siêu thị và trung tâm thương mại.
- Có thể thanh toán ở khắp mọi nơi trên thế giới.
- Tích điểm khi bạn có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng.
Nhược điểm của thẻ tín dụng:
- Dễ mắc nợ nếu bạn không cẩn thận chi tiêu và theo dõi ngày đáo hạn thanh toán.
- Có thể sẽ sử dụng vượt mức tín dụng dẫn đến phải chịu lãi suất cao.
- Bất lợi nếu bị lộ thông tin chủ thẻ tín dụng.
Điều kiện mở thẻ tín dụng
Khách hàng đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng hãy đến ngân hàng điền đầy đủ các thông tin yêu cầu mở thẻ theo mẫu quy định của ngân hàng đó. Ngoài ra, khách hàng cần cung cấp và chứng minh thu nhập cá nhân theo quy định của ngân hàng.
- Khi ngân hàng đã nhận đầy đủ thông tin của bạn sẽ tiếp nhận hồ sơ và thẩm định. Ngân hàng sẽ xác minh chính xác thông tin trên tờ khai của khách hàng cung cấp cũng như cần xem xét khả năng trả nợ của khách hàng.
- Sau khi kiểm định xong, ngân hàng sẽ tiến hành phân loại hạn mức tín dụng cho khách hàng.
- Trước khi giao thẻ cho khách hàng, Ngân hàng tiến hành các thủ tục nhập dữ liệu thông tin của khách hàng lên hệ thống. Mã hóa các thông tin trên thẻ tín dụng và yêu cầu khách hàng kí tên xác nhận chủ thẻ.
- Sau khi nhận thẻ, khách hàng cần thay đổi thông tin mặc định tại các cây rút tiền để bảo mật thông tin. Trường hợp khách hàng để lộ thông tin ra ngoài dẫn đến việc mất thông tin thì ngân hàng không chịu trách nhiệm.
Trên đây là toàn bộ quy trình phát hành thẻ tín dụng của khách hàng. Thời gian nhận thẻ thông thường từ 5-7 ngày làm việc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thẻ tín dụng cũng như cách sử dụng thẻ tín dụng. Bạn nên là người sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và đúng cách tránh những rủi ro không mong muốn. Chúc bạn sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích và thành công!
==> Đọc thêm: NỢ XẤU LÀ GÌ? DÍNH NỢ XẤU CÓ VAY ĐƯỢC TIỀN KHÔNG?